TRƯỜNG ĐẠI HỌC CANADA GẮN NHÃN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO MÓN ĂN

Từ nay, vào mỗi thứ Năm hàng tuần, các sinh viên ở Trường Đại học công nghệ Polytechnique Montréal ở Canada lại có thể xem được thông tin ô nhiễm môi trường gắn với món ăn khi lựa chọn ăn gì tại căng tin. Các món ăn được xếp hạng từ A đến F, tương đương với lượng khí CO2 mà các khâu làm ra nó thải ra môi trường.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CANADA GẮN NHÃN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO MÓN ĂN

Gắn nhãn ô nhiễm môi trường trên các món ăn là một thử nghiệm trong dự án được thực hiện tại một căng tin ở trường đại học ở Canada.

Nhãn dán có được dựa trên việc tính toán lượng khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra kể từ khâu trồng trọt, chăn nuôi cho đến khi thực phẩm được vận chuyển, chế biến và thải ra môi trường.

Từ nay, vào mỗi thứ Năm hàng tuần, các sinh viên ở Trường Đại học công nghệ Polytechnique Montréal ở Canada lại có thể xem được thông tin ô nhiễm môi trường gắn với món ăn khi lựa chọn ăn gì tại căng tin. Các món ăn được xếp hạng từ A đến F, tương đương với lượng khí CO2 mà các khâu làm ra nó thải ra môi trường.

Ông Patrick Cigana, Văn phòng Phát triển bền vững, Đại học Polytechnique Montréal, nói: "Đầu bếp gửi công thức các món ăn đến trung tâm nghiên cứu để phân tích. Ví dụ như trong món ăn này có 125 gram thịt gà, 50 gram khoai tây, 60 gram bông cải xanh… Mỗi nguyên liệu này sẽ được tính toán là gây ra bao nhiêu kg khí thải CO2. Như hôm nay, chúng tôi có món bánh mỳ focaccia chay được gắn nhãn D+, món parmentier chay được gắn nhãn A*, còn món parmentier nhân thịt thì được gắn nhãn B".

Có thể không phải ai cũng biết rằng chuỗi thực phẩm, bao gồm các khâu sản xuất, đóng gói và phân phối, là nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn trên toàn cầu.

Bà Carole-Anna Lapierre, nhà phân tích chuỗi thực phẩm và nông nghiệp, cho biết: "Chúng ta thường nghĩ phải gây áp lực lên các công ty dầu mỏ, phải kiểm soát nhiên liệu hóa thạch, nhưng người tiêu dùng chúng ta cũng có quyền lực rất lớn trong việc lựa chọn món ăn có lợi cho môi trường".

Hiện tại, dự án như ở trường Đại học Polytechnique Montréal mới là độc nhất ở Canada, nhưng những ý tưởng tương tự đã được áp dụng ở một số nhà hàng ở Anh và một trường đại học ở Pháp từ năm 2019.

12122022-gan-nhan-o-nhiem-moi-truong-cho-mon-an-2-1670761915418804217038

Theo: vtv.vn


Bài viết trước
LÀM SAO XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐỔ VÀO CÁC DÒNG KÊNH Ở TP.HCM?
Nhiều năm qua, UBND TP.HCM đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để chỉnh trang đô thị, cải tạo và làm hồi sinh những dòng kênh bị ô nhiễm. Tuy vậy, nhiều dòng kênh chưa được xử lý nước thải đang hằng ngày đổ vào nên vẫn chưa hết ô nhiễm. Mỗi ngày TP.HCM có gần 3 triệu m3 nước thải nhưng chỉ 12,6% trong số đó được xử lý. Số còn lại đổ thẳng ra kênh rạch, tình trạng ô nhiễm và tái ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Bài viết sau
THỜI TRANG TÁI CHẾ TẠO RA HÀNG NÚI RÁC THẢI TẠI KENYA
Thời trang tái thế vô tình tạo ra vấn đề rác thải khác. Đây chính là tình trạng mà Kenya đang phải đối mặt.